0

Vượt qua áp lực của mẹ đơn thân, liệu có khó? (Phần 1) | Safe and Sound

Những áp lực mà mẹ đơn thân phải đối mặt chẳng ai có thể thấu hiểu tường tận. Những người xung quanh có thể thông cảm, chia sẻ nhưng tiên quyết vẫn phụ thuộc vào ý chí và sự quyết tâm của chính bản thân. Dù vậy, mọi vấn đề đều sẽ có hướng giải quyết, cánh cửa này đóng lại sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Nếu đang cảm thấy áp lực và mặc cảm, một vài giải pháp từ chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý Safe and Sound có thể giúp mẹ đơn thân vững vàng hơn trong hành trình phía trước.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Chấp nhận sự thật

Nhiều người bất đắc dĩ phải trở thành mẹ đơn thân khi trao niềm tin nhầm người. Theo bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý ở tình huống này, việc chấp nhận trở thành single mom quả thật rất áp lực. Dù muốn hay không, cuộc sống vẫn sẽ xuất hiện những sự việc ngoài ý muốn. Bạn có thể thất vọng, đau khổ, khóc lóc và bi quan, nhưng đừng vì thế mà thù hằn hay chán ghét bản thân.

Ảnh 1: Hãy đón nhận tất cả với thái độ nhẹ nhàng nhất

Mọi việc xảy đến đều mang một ý nghĩa nào đó, những khó khăn ngay hôm nay sẽ tạo nên sự mạnh mẽ và kiên cường hơn trong tương lai. Sẽ mất một thời gian khá dài để bạn có thể chấp nhận mọi áp lực. Dù vậy, chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyến nghị, hãy cố gắng chấp nhận những thứ xảy đến như một điều tất yếu và dù có mong muốn hay không, bạn hãy đón nhận chúng.

Nhiều mẹ đơn thân có tâm lý thù ghét người cũ, thậm chí là căm hận. Tuy nhiên, với tâm lý tiêu cực này, bạn sẽ khó có được một cuộc sống viên mãn và vô tình gieo rắc vào đầu con cái những suy nghĩ lệch lạc về tình yêu.

Bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, ngừng dày vò bản thân và đừng mãi nhìn về quá khứ sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Tập trung hơn cho bản thân để có nguồn thu nhập ổn định và đủ sức để chăm sóc, nuôi dạy con cái. Khi đã tạo dựng cho mình cuộc sống ổn định, bạn sẽ nhận ra rằng, thật may mắn vì đã đủ dũng cảm chấm dứt cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

2. Hiểu rằng bản thân không hề đơn độc

Không ít người quan niệm rằng, nếu không có bóng dáng của người đàn ông bên cạnh, bạn sẽ đơn độc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành. Hơn nữa, chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, khi đã “qua một lần đò”, đa phần phụ nữ đều không có đủ niềm tin rằng bản thân sẽ có cơ hội được hạnh phúc.

Để vượt qua áp lực và mặc cảm, cần ý thức rằng bản thân không hề đơn độc. Nếu như không có bóng hình của nửa kia, bạn vẫn còn có gia đình và bạn bè bên cạnh để giúp đỡ cho bạn.

Ảnh 2: Bạn luôn có bạn bè, gia đình hỗ trợ

Gia đình là nơi mà bạn có thể chia sẻ mọi băn khoăn, áp lực đang phải đối mặt. Những người thân xung quanh cũng có thể truyền đạt kinh nghiệm để bạn chủ động giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và vững vàng hơn khi nuôi dạy con cái.

Ngoài ra, bác sĩ tâm lý cho biết, bạn cũng có thể tham gia hội nhóm dành cho mẹ đơn thân. Hoàn cảnh tương đồng sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi chia sẻ và nhận được sự hỗ trợ về mặt tinh thần. Hành trình trở thành single mom quả thật không hề đơn giản nhưng bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý khẳng định, bạn nên biết rằng, bản thân chưa bao giờ đơn độc và luôn được yêu thương bởi những người xung quanh.

3. Nhận sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè

Với quỹ thời gian ít ỏi, bạn sẽ khó có thể chăm sóc con cái một cách chu toàn. Vì vậy, đừng ngần ngại nhận sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Theo chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, nhờ bố mẹ đưa đón con đi học, chăm sóc con khi công việc bận rộn,… sẽ giúp bạn tránh được trạng thái kiệt sức và có đôi chút thời gian để nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể nhận sự hỗ trợ về mặt kinh tế từ gia đình nội-ngoại trong giai đoạn chưa có thu nhập ổn định.

Ảnh 3: Đừng ngần ngại nhận sự giúp đỡ của gia đình

Không ít single mom chấp nhận gồng gánh tất cả một mình vì mâu thuẫn với gia đình. Bản thân đã bỏ ngoài tai những lời khuyên của cha mẹ để rồi đưa ra quyết định sai lầm. Vì vậy khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nhiều người vẫn nhất quyết không nhận sự hỗ trợ từ bất kỳ ai.

Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khẳng định, nhận sự giúp đỡ không có nghĩa là bạn thất bại. Khi đã trở thành một người mẹ, thứ quan trọng nhất luôn là con cái. Nếu sự giúp đỡ của những người xung quanh giúp con trẻ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc thì hà cớ gì bạn phải cứng đầu từ chối?

4. Biến áp lực thành động lực

Phải ở trong những hoàn cảnh ngặt nghèo, bạn mới biết được bản thân có thể cố gắng đến đâu. Thay vì đầu hàng trước áp lực bủa vây, hãy biến điều đó trở thành động lực. Theo chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, trở thành mẹ mang đến sức mạnh phi thường giúp bạn vượt qua mọi chông gai, thử thách với mục đích cuối cùng là mang đến cho con cuộc sống tốt đẹp nhất.

Xã hội phát triển mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp. Bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý cho biết, dù là mẹ đơn thân, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm công việc phù hợp với thời gian biểu và thế mạnh của bản thân. Nếu con còn quá nhỏ, nên cân nhắc những công việc có thể làm tại nhà hoặc nhờ sự hỗ trợ của người thân trong gia đình.

Xem thêm:

Áp lực làm mẹ đơn thân - Chỉ người trong cuộc mới hiểu

Vượt qua áp lực của mẹ đơn thân, liệu có khó? (Phần 2)

: Vượt qua áp lực của mẹ đơn thân, liệu có khó? (Phần 1) | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound